Tìm hiểu bệnh giảm bạch cầu ở mèo (Triệu chứng và cách điều trị)

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo còn được gọi là viêm ruột truyền nhiễm ở mèo (Felien infectious Enteritis), là một tình trạng y tế nghiêm trọng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của mèo. 

1. Bệnh giảm bạch cầu là gì ?

Bệnh giảm bạch cầu là hiện tượng giảm số lượng bạch cầu một cách bất thường trong máu. Bạch cầu là loại tế bào máu quan trọng giúp cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại. Khi mức độ bạch cầu giảm đi, mèo trở nên dễ bị nhiễm trùng và khó chống lại các bệnh tật.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Bệnh giảm bạch cầu ở mèo do một loại DNA virus có tên Felien pavovirus (F.P.V) thuộc trong nhóm Pavovirus gây ra.
  • Virus có sức đề kháng cao với môi trường xung quanh do đó chúng có thể tồn tại lâu trong môi trường.

Bệnh giảm bạch cầu là gì ?

2. Triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu ở mèo cụ thể như sau:

  • Mèo xuất hiện tình trạng bị sốt cao 40 độ C trong 24 giờ đầu, dấu hiệu cứ lặp đi lặp lại trong thời gian dài.
  • Mèo có tình trạng bỏ ăn và bị vô cảm 
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, yếu sức, suy sụp đột ngột, không cử động
  • Cơ thể dễ nhiễm trùng 
  • Lông xù nhám bẩn và niêm mạc trở nên nhợt nhạt

Xem thêm: Thuốc trị rận cho mèo loại nào tốt

3. Cách xử lý và điều trị bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Khi phát hiện được bệnh tình này ở mèo thì các Sen nên chú ý thực hiện các bước sau và nếu được thì mang đến các trạm thú y để được chữa trị kịp thời.

Nếu nhà có nuôi thêm nhiều chú mèo khác thì nên cách ly chú mèo đang bị bệnh. Thực hiện sát trùng nơi mèo đang ở và quan sát những bé mèo đã tiếp xúc với mèo bị bệnh.

Đối với mèo bị bệnh phải luôn giữ ấm cho cơ thể mèo hoặc lót thêm nhiều thảm bông ở chỗ ở của chúng.

Cách điều trị bệnh giảm bạch cầu ở mèo:

– Áp dụng các biện pháp trợ lực, trợ sức, chống mất nước và mất cân bằng điện giải. Bổ sung nước cho mèo bệnh bằng cách truyền dung dịch Ringer Lactate vào tĩnh mạch, Glucose 5%, glucose 10% với liều 20-30ml/kg thể trọng.

– Sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng cho mèo như Ampicillin, G5000, Kanamycin tiêm bắp hay tĩnh mạch với liều lượng theo chỉ dẫn, hai ngày lần, lộ trình điều trị từ 3-5 ngày.

– Bổ sung cho mèo của bạn các loại thuốc bổ Catosal, Bydyzyl hoặc các vitamin (B, C, B12¸Anagin, ….) giúp trợ sức, trợ lực, an thần.

4. Phòng ngừa bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Phòng ngừa bệnh giảm bạch cầu ở mèo bao gồm việc duy trì sức khỏe tổng thể của thú cưng, đảm bảo chúng được tiêm phòng đúng lịch trình, và đề xuất một chế độ dinh dưỡng lành mạnh. 

Đồng thời, việc định kỳ kiểm tra sức khỏe cũng là một phần quan trọng của phòng ngừa bệnh tật cho mèo.

Xem thêm: Thực đơn cho mèo béo lên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *