Bạn đã biết cách sơ cứu chó mèo trong những tình huống nguy cấp nhất chưa? Việc cấp cứu vô cùng quan trọng, bởi chỉ cần cấp cứu kịp thời, thú cưng có bạn sẽ có cơ hội sống sót cao hơn. Có bao giờ bạn chứng kiến chú chó, mèo của mình bị xe cán ngang lưng, vùng vẫy, thổ huyết và chết một cách đau đớn?
1. Cách sơ cứu chó mèo khi ăn phải bả
1.1 Tiêm thuốc sơ cứu chó mèo
- Đối với người biết tiêm
Điều đầu tiên phải thật sự bình tĩnh. Có như thế mới mong cứu sống được vật nuôi. Nếu thấy chó vừa cắn thì phải gây nôn ngay. Sơ cứu quyết định tới trên 80% mạng sống của chó. Bả chó là bột hàn the pha với xương gà. Chất độc này tác động rất nhanh tới hệ thống tim mạch chó nên ta thường thấy chó tử vong rất nhanh.
Khi chó dính bả khoảng 5 – 30 phút có kèm theo sốt cao, giãn đồng tử, co giật toàn thân, sùi bọt mép. .. tiêm Atropin (1 ml/10 kg). Chỉ tiêm khi bạn biết cách. Dùng Oxy 50ml hoà loãng 50ml nước cho uống hết. Dùng dầu ăn 200ml bôi vào hậu môn. Nếu sốt cao có thể dùng khăn lau cả người. Tiêm Anglin (1 ml/10 kg) cho đến khi hạ sốt hoàn toàn.
Khoảng 30 phút sau triệu chứng đầu tiên là chó đã qua cơn nguy kịch. Sau vài ngày uống thuốc tăng sức đề kháng. Nhưng khi sử dụng phương pháp này, phải xem chó dính bả thời gian nào. Nếu lâu trên 3 giờ dù đã bình tĩnh cứu chữa nhưng cơ hội vẫn mong manh.
- Đối với người không biết tiêm
Nếu không biết cách, tuyệt đối không áp dụng biện pháp trên. Bạn cần làm đúng theo hướng dẫn dưới đây:
Gây nôn khẩn cấp ở chó là điều vô cùng cần thiết. Nó loại trừ độc tố trong dạ dày khi chó nuốt phải thuốc độc, bả chuột, cây cỏ độc, thực phẩm độc và dị vật. Trước khi gây nôn cần làm cho cơ thể chó hạ thân nhiệt và tỉnh táo bằng việc xối nước lạnh liên tiếp.
Chất gây nôn được dùng phổ biến là Ipecac. Trường hợp thú bị tiêm chất điện giải (Electroject) và Vitamin C liều cao. Dùng H2O2 (nước oxy già 3%) với liều lượng: 1 thìa cà phê cho 2 – 5 kg thể trọng. Cho ngậm 15 – 20 phút/lần. Uống 3 lần cho tới khi chó nôn hết được dịch dạ dày. Dân gian có kinh nghiệm dùng mùn thớt. Nhưng dùng nước Oxy già an toàn hơn và tác dụng nhanh chóng.
1.2 Một số cách khác để sơ cứu chó mèo khi dính bả
Túm 2 chân sau nó vô trong rồi dìm ngay mặt nó vào chậu nước to. Cứ như thế nhấc lên rồi lại thả xuống. Cạy mồm nó ra bằng chiếc thìa. Lúc này hàm nó đã co lại, nỗ lực rót oxy già vô.
Hoặc lấy vòi nước cắm vào ống nhựa. Mở vừa đủ nước chảy vào miệng chó. Vặn van cho nước chảy vào khoảng 1 lít hoặc hơn chó nôn ra ngay. Làm đi làm lại nhiều lần. Đây là cách rửa ruột chó cổ truyền. Một số con làm nhanh hoặc nhiễm độc quá nặng có thể chữa được.Trong trường hợp cấp bách không có nước sạch phải đổ các chất lỏng có mùi vào mồm và mũi chó nhằm kích thích phản xạ nôn ói nhả độc tố ra mới hy vọng cứu được.
Tạt nước đá lạnh khắp cơ thể giúp chó tỉnh táo rồi tìm cách gây nôn. Cho ăn ngay lòng trắng trứng gà. Chỉ lòng trắng thôi hoặc vội vàng đổ trực tiếp dầu ăn vào miệng. Sau khi chó nôn xong thì sau đưa đi cấp cứu.
Nếu có thể, cho cún uống mật ong hoặc nước trà gừng, nước chanh mật ong để giải độc. Uống nước chanh, nếu cún không chịu uống phải banh mồm nó ra cho vào. Nếu cún uống được 80% là sống.
2. Cách sơ cứu chó mèo khi bị trúng gió hoặc cảm lạnh
Biểu hiện mèo bị co giật chủ yếu là gào rú khác thường. Có xu hướng chạy vào chỗ tối, co giật hoặc ngất xỉu, hàm cứng, chân bị liệt. Đợi khi cơn co giật qua đi bạn có thể cho mèo uống 1 cốc trà gừng. Xoa bóp tay chân bằng đá nóng hoặc rượu gừng. Cầm cự sau đó mang đến bác sĩ thú y.
Cảm lạnh thường xuất hiện sau một thời gian dài chó bị nhốt ngoài mưa hay chạy nhảy ngoài mưa. Có dấu hiệu run rẩy, không ăn uống gì được, khò khè ho. Cần phải lập tức chuyển cún đến nơi an toàn. Chà xát đều khắp người và tiếp tục trong vài ngày sau đó.
3. Cấp cứu chó mèo bị bướu máu
Đó là tình trạng xuất huyết bên trong mô. Thường là ở dưới niêm mạc, xảy ra bởi hiện tượng đứt vỡ của một số mạch máu. Bề mặt niêm mạc có màu nâu tím, sau đó ngả vàng. Dưới lớp lông, bướu máu như một khối mềm và di chuyển được. Nếu chúng ta chích vào một bướu máu còn mới, sẽ thấy rỉ ra là máu có lẫn nhưng hạt máu đông.
Bạn có thể dùng những loại Pommade để làm dịu vết viêm (Alphachymotrysine). Bướu máu thường xuyên chảy xệ trên vành tai của chó. Đặc biệt là trên những con chó tai cụp. Nguyên nhân là do chó gãi tai hay lắc đầu mạnh khi cảm thấy ngứa ngáy.