6 Điều bạn nên biết khi nuôi chó Alaska?

  Ngày nay, việc nuôi một chú chó làm bạn rất phổ biến. Số đông mọi người sẽ chọn nuôi giống Alaska. Nhưng các bạn đã biết, lưu ý những điều khi nuôi giống chó này? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé:

Nguồn gốc của giống chó Alaska

  Tổ tiên của loài chó Alaska là giống chó sói tuyết hoang dã, nhưng đã được bộ thuần hóa trở thành vật nuôi bởi người bộ tộc Malamute. Giống chó Alaska này chủ yếu được người dân vùng Alaska dùng để kéo xe trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vùng cực Bắc. Theo tìm hiểu thì trong thời chiến, quân đội Mỹ đã dùng giống chó này để tham chiến. Sau chiến tranh, số lượng Alaska đã giảm đi đáng kể và đồng thời người Mỹ cũng nhận ra được tác dụng của giống này và bắt đầu nhân giống nó.

  Ngoài việc được sử dụng để kéo xe ở vùng cực Bắc, mà giờ đây chúng được nuôi như thú cưng trên toàn thế giới.

6 điều bạn nên biết khi nuôi Alaska

    1. Điều kiện nơi ở cho Alaska

  Với lịch sử là giống chó này ở vùng cực Bắc nên việc nuôi chúng ở những nơi nóng bức thì không được. Ngoài ra, Alaska được biết đến là giống chó có thân hình lớn nên chắc chắn là chúng không phù hợp để sống trong căn hộ hay khu phố đông đúc.

    2. Tài chính trong việc nuôi chó

  Đây là yếu tố cũng rất quan trọng khi nuôi chó Alaska. Với việc nuôi một chú chó này, bạn sẽ phải có trách nhiệm với việc nuôi lớn chúng kèm các khoản phí: thức ăn, tẩy ký sinh trùng, chủng ngừa, khám chữa bệnh, tắm rửa, cắt tỉa lông,…

    3. Hoàn cảnh và thành viên trong gia đình

  Tại sao phải nhắc đến việc này, vì khi nuôi chó bạn cần nên hỏi ý kiến các thành viên trong gia đình để có sự đồng ý và thống nhất trong việc nuôi. Tùy vào hoàn cảnh mà bạn có thể nuôi Alaska được hay không.

    4. Liệu bạn có thời gian dành cho chó Alaska của bạn?

  Câu hỏi này bạn cần nên chú ý khi nuôi. Việc nuôi chó Alaska hay các giống chó khác thì bạn phải chắc chắn được quỹ thời gian bạn có thể chăm sóc hay chơi đùa với nó được hay không. Với dòng Alaska này thì chúng rất thích được vận động, nếu bạn không dành thời gian chơi hay đi dạo cùng thì chúng rất dễ bị trầm cảm.

    5. Các mốc thời gian cho việc chủng ngừa và tẩy giun sán

  Quy trình chủng ngừa và tẩy giun sán được chia theo các mốc thời gian sau:

  – Liệu trình dành cho chó con: với chó con dưới 6 tháng tuổi, bạn nên tẩy giun sán 1 lần mỗi tháng.

  – Liệu trình dành cho chó trưởng thành: với chó trên 6 tháng tuổi, 3 – 4 tháng thì bạn nên tẩy giun sán cho chúng 1 lần

  – Lịch trình chủng ngừa tiêm phòng vắc xin: để đảm bảo và bảo vệ được sức khỏe của chúng bạn nên tiêm phòng vắc xin hằng năm theo lịch trình của bác sĩ thú y.

    6. Dinh dưỡng và cách vệ sinh hợp lý  khi nuôi chó Alaska

  Dinh dưỡng: Alaska không phải là loài chó kén ăn, nhưng trong khẩu phần ăn bạn cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để tốt cho hệ tiêu hóa, quá trình phát triển xương. Và lượng ăn một ngày của chúng khoảng 3 – 4 bữa, còn tùy vào độ tuổi. Một điều lưu ý là Alaska đặc biệt ghét ăn rau và yêu ăn thịt. Bạn có thể luân phiên giữa việc cho chúng ăn thịt bò hoặc thịt gà. Nước thay 3 lần/ ngày, tránh để nước bị bụi bẩn. Và không nên cho chúng ăn thức ăn bị ôi thiu hoặc chỉ cho ăn đúng 1 bữa trong ngày vì như thế rất có hại cho đường tiêu hóa của chúng.

  Vệ sinh đúng cách: Chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ cho Alaska vì chúng rất hiết động. Bạn nên tắm cho chúng sau mỗi lần dắt chúng đi dạo, lâu dọn sạch sẽ nơi ở của chúng. Alaska có bộ lông rất dày nên bạn hãy cho chúng đi Spa để cắt tỉa lông khoảng 1 tháng/ lần. Chải lông cho chúng hằng ngày vì loài này rụng lông quanh năm.

 

Trên đây là 6 điều cần luu ý khi bạn nuôi một chú Alaska. Chúc bạn và người bạn Alaska của bạn luôn vui vẻ!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *