Chích ngừa là bước cần thiết nhằm bảo vệ sức khoẻ cho chó con ngay từ những ngày đầu. Tuy nhiên, nhiều người nuôi chó đặt câu hỏi: Chó con mấy tháng chích ngừa ?
Bài viết dưới đây, Happypaws sẽ cung cấp cho các bạn lịch tiêm phòng chi tiết và những lời khuyên quan trọng khi tiên hành chích ngừa cho chó con.
Tại sao chó con cần phải chích ngừa ?
Chó con khi sinh ra có một phần kháng thể từ sữa mẹ. Tuy nhiên, kháng thể này sẽ giảm dần sau khi chó con được 6-8 tuần tuổi, khiến chó dễ bị nhiễm bệnh. Việc chích ngừa giúp bảo vệ chó con tránh được nhiều căn bệnh nguy hiểm như:
- Bệnh Carre (Distemper): Căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng nặng đến hô hấp và thần kinh.
- Bệnh Parvo: Bệnh do virus Parvovirus gây nên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường ruột.
- Bệnh Dại: Bệnh nguy hiểm có thể lây sang trẻ em thông qua vết cắn.
Chích ngừa đúng cách là một bước phòng ngừa hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho việc điều trị bệnh sau này
Chó con mấy tháng chích ngừa ?
Việc tiêm ngừa cho chó con cần được thực hiện theo lịch khoa học. Dưới đây là lịch chích ngừa tham khảo:
Từ 6 đến 8 tuần tuổi
- Vắc-xin phòng bệnh Carre, Parvo, Viêm gan truyền nhiễm, Cúm.
- Liều đầu tiên đặt nền tảng cho miễn dịch.
Từ 9 đến 12 tuần tuổi
- Mũi nhắc lại vắc-xin Carre, Parvo, viêm gan và cúm.
- Thực hiện mũi vắc-xin Leptospirosis (nếu có).
Sau 12 tuần tuổi
- Tiêm vắc-xin dại lần đầu.
- Nhắc lại vắc-xin bộ tứ hồi lần cuối.
Sau 16 tuần tuổi
- Mũi nhắc lại lần cuối cho tất cả các vắc-xin.
Sau khi hoàn tất lịch tiêm lần đầu, chó con cần được tiêm nhắc lại hàng năm để bảo vệ miễn dịch.
Xem thêm: Chó nôn ra dịch vàng có bọt cần phải làm gì ?
Những lời khuyên khi tiêm phòng cho chó con
Kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm
Trước khi tiêm chủng, bạn cần đảm bảo chó con hoàn toàn khoẻ mạnh. Chó bị bệnh, sốt hoặc ốm yếu không nên đi chích ngừa. Việc này có thể gây phản ứng phụ làm mất hiệu lực vắc xin.
Lựa chọn vắc-xin phù hợp
Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại vắc-xin khác nhau. Hãy đưa chó con đến các phòng khám thu y uy tín để được tư vấn và chọn loại vắc-xin phù hợp nhất.
Ghi nhớ lịch tiêm
Mỗi mũi tiêm có mốc thời gian cần nhớ rõ ràng. Việc tiêm sai thời điểm có thể giảm hiệu quả hoặc gây ảnh hưởng xấu đến chó con.
Lựa chọn đơn vị thu y uy tín
Đưa chó đến những đơn vị thu y có kinh nghiệm và chứng nhận hợp pháp. Các bác sĩ thu y đã qua đào tạo sẽ biết cách xử lý khi chó phát sinh tác dụng phụ.
Quan sát sau khi tiêm
Sau khi chích ngừa, hãy theo dõi chó trong vòng 24 giờ. Nếu có các biểu hiện bất thường như sốt cao, sữa máu, hoặc bỏ ăn, hãy đưa chó đến ngay bác sĩ thu y.
Xem thêm: Có nên cho chó ăn sữa chua?
Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm phòng
Một số chó có thể gặp tác dụng phụ sau khi tiêm phòng như:
- Phản ứng tại chỗ tiêm: Sưng, đỏ hoặc đau nhé ở chỗ tiêm.
- Sốt nhẹ: Chó có thể mệt mỏi hoặc sốt nhẹ trong 24 giờ.
- Dị ứng: Đầy hủ, nôn mửa hoặc khó thở (hiếm gặp).
Nếu các triệu chứng này kéo dài hoặc nghiêm trọng, hãy đến bác sĩ thú y ngay lập tức. Chó con mấy tháng chích ngừa là phù hợp ? Lời khuyên càn thiết khi tiêm phòng