Giai đoạn sau sinh của một chó mẹ cũng rất quan trọng , sự chuẩn bị cho chó mẹ sau sinh cũng rất cần thiết…
-Thiết kế chuồng phải có thanh chống đè. Không lót quá nhiều giẻ vải tránh có sơ sinh chui rúc không ra bú mẹ được
-Vệ sinh phần bụng vú, phần sau đuôi bằng nước ấm, lau sấy khô thường xuyên phòng tránh chó con nhiễm Herpesvirus gây chết đột tử.
-Không nên quá quan tâm mà vuốt ve chó mẹ nhiều có thể quá yêu chủ mà chó mẹ bỏ con tựa như “trầm cảm sau sinh” ở người.
-Tuyệt đối không cho chó con ăn ngoài, ăn thêm sữa trong vòng 15 ngày sau sinh. Chó con quen độ ngọt sữa ngoài mà chán sữa mẹ sẽ chết yểu vì không tiếp thu được kháng thể tự nhiên chống bệnh từ mẹ truyền qua sữa.
-Sau khi sinh 3 ngày trở đi ổ chó con cần có ánh sáng tự nhiên phòng chống còi cọc. Cho chó con ra ánh áng tự nhiên chống còi cọc
-Tránh người lạ, vật lạ tiếp xúc ổ chó 15 ngày sau sinh gây biến đổi tâm lý chó mẹ mà cắn, đè chết chó con. Các cụ xưa gọi là” chó bị phải vía:”.
-Khi tiêm vaccine phải cai sữa mẹ tuyệt đối làm giảm tác dụng miễn dịch của vaccine.
-Tẩy giun ngay khi chó con bắt đầu tập ăn ( 25 ngày tuổi).
-Kiêng tanh mỡ sữa chó mẹ sau sinh phòng tiêu chảy dẫn đến mất sữa. Thông báo bác sĩ thú y khi có bất cứ dấu hiệu gì khác thường
-Chó mẹ đang cho con bú cần phải ăn loại thức ăn chất lượng dành cho chó con với hàm lượng cao protein và can-xi để có thể tiết đủ sữa cho con bú. Bạn nên cho chó mẹ ăn thức ăn dành cho chó con cho đến khi lũ chó con cai sữa.
• Cho chó mẹ ăn theo ý muốn của nó, thông thường lượng thức ăn của chó mẹ trong thời gian này sẽ nhiều gấp bốn lần so với trước khi mang thai. Bạn đừng sợ cho chó ăn quá nhiều, vì việc sản xuất sữa cho chó con đòi hỏi nhiều calo.
• Lưu ý rằng trong vòng 24-48 tiếng sau khi sinh, chó mẹ có thể không ăn gì nhiều
-Bệnh viêm vú (mastitis) có thể xảy ra và tiến triển nặng rất nhanh. Nếu bạn phát phát hiện thấy tuyến vú chó mẹ chuyển màu rất đỏ (hoặc tím), cứng, nóng hoặc đau thì nghĩa là đã có vấn đề. Trong một số trường hợp, bệnh viêm vú có thể gây tử vong cho chó mẹ trong thời kỳ cho con bú.
• Nếu nghi ngờ chó mẹ bị viêm vú, bạn cần đưa chó đến bác sĩ thú y ngay lập tức. Cho dù có phải đưa chó đến bệnh viện thú y cấp cứu, bạn cũng cần làm ngay
-Hiện tượng chó mẹ tiết dịch âm đạo trong vài tuần đầu (đến khoảng 8 tuần) sau khi sinh là điều bình thường. Dịch tiết có thể có màu nâu đỏ và chảy thành dây, đôi khi có mùi hôi nhẹ.
• Nếu thấy dịch tiết có màu vàng, xanh, xám, hoặc có mùi hôi, bạn cần đưa chó đến bác sĩ thú y. Có thể chó mẹ bị nhiễm trùng trong tử cung
Chúc bạn chăm sóc cho chó mẹ tròn con vuông !!!
Nguồn: Sưu Tập