Việc có người bạn đồng hành là các bạn chó khộng còn gì xa lạ nữa. Nhưng cũng rất nhiều các thắc mắc của các bạn nuôi về việc chăm sóc, đặc biệt là việc tắm cho chó. Liệu bạn đã tắm cho cún cưng nhà mình đúng cách chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
1. Chúng ta có nên tắm cho chó không?
Tùy vào từng trường hợp thì chúng ta có nên tắm chó không:
– Loài chó không có tuyến mồ hôi trên da nên mức độ trao đổi khí và độ ẩm để tỏa nhiệt trên da cực nhỏ. Ở vùng khí hậu khô và lạnh thì việc tắm cho chó nên hạn chế hay thậm chí người ta không tắm cho chó.
– Ngược lại, với các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt nam, rất nhiều yếu tố cấu thành chất bẩn bám vào da làm chó rất khó chịu: độ ẩm cao, bụi bẩn dễ làm bết, dính lông thành cục. Ký sinh trùng da: Ve. mòng, ghẻ, nấm được đà tấn công gây rụng lông, viêm, nhiễm độc da, hoại tử bong vảy, chảy nước bốc mùi hôi…Vì vậy, tắm là biện pháp rất cần thiết để chăm sóc bộ da, lông
– Và điều cần biết là thân nhiệt của chó cao hơn người: 38,5 +/- 0,5oC nên chúng chịu nóng rất kém. Vào mùa hè cần tắm cho chó, để chúng có cảm giác thoải mái, dễ chịu, điều hòa thân nhiệt tốt hơn và còn giúp hạn chế các vấn đề về lông – da khác nữa.
2. Khi nào thì chúng ta không nên tắm cho chó ?
– Thứ nhất, chó lúc mới mua về nuôi.
– Thứ hai, chó non khi đang bú mẹ hoặc mới tách mẹ.
– Thứ ba, chó đang bệnh hoặc có dấu hiệu nghi bệnh (bỏ ăn, ói, tiêu chảy, lừ đừ…)
– Thứ tư, chó mới vừa tiêm chích ngừa dịch bệnh.
– Thứ năm, chó cái đang trong kỳ động dục và chuẩn bị phối giống, nếu tắm sẽ giảm mùi “đặc trưng hấp dẫn chó đực” sẽ giảm hưng phấn tính đực khi giao phối.
– Thứ sáu, chó cái sau giao phối trong vòng 15 ngày.
– Thứ bảy, Chó mới sinh con.
– Thứ tám, Chó vận chuyển.
– Và cuối cùng, trong những ngày mưa nhiều,thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng.
3. Vậy thì chúng ta nên tắm chó như thế nào mới đúng cách?
Đầu tiên ta cần lưu ý về nước tắm chó: nước phải sạch, bạn nên pha nước ấm nếu trời lạnh, và không nên cho chúng tắm ở sông, hồ ao tù ô nhiễm.
– Tiếp theo là Dầu gội:
Nên sử dụng các loại dầu gội chuyên dụng cho chó bán tại các cửa hàng thuốc Thú y hoặc siêu thị. Các loại dầu tắm trị ve, rận, nấm nên được tư vấn bởi Bác sĩ thú y. Chó bị bệnh ngoài da, việc tắm chó nhất thiết phải có ý kiến và chỉ dẫn của BSTY.
Hoặc chúng ta có thể tắm thay bằng nước lá cây, hoa quả: Có thể dùng quả chanh vắt nước lên bộ lông chó sau khi tắm bằng shampoo để làm tơi lông, tránh vón cục và trung hòa độ Kiềm của shampoo. Sau khi vắt vài quả chanh lên lông, lại phải xả sạch ngay bằng nước. các loại lá: Khế, bưởi, chè xanh, xà – cừ, xoan hoặc các loại lá chua, chát khác (Phải chắc chắn không độc) có thể dùng tắm chó có viêm nhiễm, lở loét hoặc ký sinh trùng ngoài da.
– Thao tác tắm chó:
+ Không được để nước hoặc xà phòng vào tai, mắt chó. Nên bịt tai chó lại và xối nước từ trên xuống. Cần phải xả sạch xà phòng trên cơ thể chó.
+ Sau khi tắm cần lau và sấy khô bộ lông, dùng que bông cotton ngoáy sâu thấm khô vệ sinh tai
+ Không tắm chó ở thế nằm ngửa.
+ Nên tắm chó lúc đói, sau khi đã đi toilet.
Với những con chó mới tắm lần đầu, chưa quen, nên nhẹ nhàng và tắm nhanh bằng nước ấm. Không xối nước vào phần đầu ngay.
4. Bao lâu tắm chó một lần?
Câu hỏi này cũng có rất nhiều người thắc mắc và cần được giải đáp. Điều này còn tùy thuộc vào mùa khí hậu, giống chó , tuổi chó, hay còn tùy vào thời gian của chủ. Tuy nhiên theo sự tìm hiểu của chúng tôi, bạn chỉ nên tắm cho chó khoảng 1 -2 lần/tuần, vừa đảm bảo vệ sinh cho chúng, vừa không làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da, lại vừa hạn chế được một số các vấn đề khác như rụng lông, viêm da…
Những thắc mắc về việc bạn đã biết cách tắm cho chú chó nhà bạn đã đúng chưa? đã được chúng tôi giải đáp. Mong là những giải đáp trên sẽ giúp ích nhiều cho bạn.